Trẻ bị viêm phế quản phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Bệnh viêm phế quản phổi nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Nếu không có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ đến tính mạng. Bài viết dưới sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin liên quan đến bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em.
Tổng quan về viêm phế quản phổi ở trẻ
Viêm phế quản phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Khi các túi khí trong phổi chứa nhiều mủ và các chất lỏng khác sẽ khiến oxy đi vào máu khó khăn. Phế quản phổi bị viêm khiến phổi bị viêm bên trong phổi, khiến phế nang chứa đầy dịch. Những chất lỏng này làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. Nhìn chung dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong do nhiễm trùng ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản phổi ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi từ nhẹ đến nặng, tùy theo thể trạng của từng trẻ. Trẻ bị viêm phế quản phổi có các dấu hiệu điển hình như:
- Thở nhanh: Ba mẹ có thể đếm nhịp thở của trẻ trong một phút để xem có trẻ thở nhanh hay không. Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng tuổi gọi là thở nhanh. Từ 50 lần/ phút trở lên ở trẻ từ 2 -11 tháng. Và 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi thở được xem là thở nhanh.
- Thở khò khè.
- Ho, thở co rút lồng ngực.
- Sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể thấp.
- Ngạt mũi, buồn nôn, đau ngực, đau bụng.
- Trẻ lười vận động, thậm chí ngủ li bì.
- Trẻ chán ăn, mất nước, môi, tay và chân chuyển tím tái.
Ho, thở khò khè, sốt là những dấu hiệu điển hình viêm phế quản phổi ở trẻ
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi thường do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm gây ra. Hầu hết các trường hợp viêm phế quản phổi ở trẻ em là do các loại virus như Rhinovirus, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm,… Về cơ bản, viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ thường bắt đầu sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng thường bắt đầu sau khi virus xâm nhập và tấn công. Nó kéo dài khoảng 2-3 ngày và gây ra đau họng, cảm lạnh. Sau đó, lan đến phổi và gây ra tình trạng sốt và thở nhanh bất thường.
Nguyên nhân chủ yếu trẻ bị viêm phế quản phổi là do virus tấn công
Cách điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ. Mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ và chưa có biến chứng, ba mẹ có thể tự chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh mất nước. Ngoài ra, ba mẹ nhỏ mũi cho trẻ bằng muối sinh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, ba mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, tác nhân môi trường để hạn chế bệnh nặng thêm. Nếu trẻ có các biểu hiện như sốt cao, bỏ ăn, thở khò khè, lừ đừ, tím tái, co giật. Ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa viêm phế quản phổi ở trẻ
- Một số loại viêm phế quản phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm phòng định kỳ đối với bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và bệnh ho gà từ 2 tháng tuổi.
- Vắc-xin ngừa cúm được khuyến cáo cho tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 19 tuổi.
- Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần điều trị tạm thời để bảo vệ khỏi virus RSV gây viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ.
- Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa viêm phổi nếu trẻ tiếp xúc với người bị viêm phổi.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh. Luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên cho trẻ khi ra ngoài.
Tiêm ngừa là cách tốt nhất phòng chống viêm phế quản phổi ở trẻ
Tránh nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác
Ba mẹ nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần nghi ngờ là viêm phế quản phổi sau. Ho, sốt mũi chảy dịch vàng, xanh kèm theo sốt cao, thở nhanh. Dấu hiệu viêm phế quản nặng là biếng ăn, bỏ bú, thở rên, co rút lồng ngực, lừ đừ,… Nếu nghe phổi có tiếng rít, đo nồng độ oxy trong máu giảm tức là bệnh đã rất nặng. Ở trẻ sơ sinh, trẻ thường có những cơn tím tái, quấy khóc, sùi bọt, nhịp thở có thể vượt quá 50-60 nhịp/phút.
Kết,
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan về trẻ bị viêm phế quản phổi. Tốt nhất, ngay khi con mình có dấu hiệu bị viêm phế quản phổi. Ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị viêm phế quản phổi thích hợp. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA. Vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.