Là một bệnh lý về đường hô hấp, hen suyễn thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng nặng nề đến chức năng hô hấp toàn diện của trẻ. Để kiểm soát tốt bệnh, ba mẹ cần nắm rõ dấu hiệu hen suyễn ở trẻ để có cách điều trị thích hợp.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ
Bệnh hen suyễn ở trẻ có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến như:
Ho kéo dài, đặc biệt về đêm
Để đào thải các chất kích thích ra khỏi đường hô hấp như chất nhầy, khói, dị vật, bụi, phấn hoa,… cơ thể sẽ có phản xạ ho. Nguyên nhân gây ho có thể do cảm lạnh, viêm xoang, hen suyễn,…
Ho là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn ở trẻ em với cường độ kéo dài và tái phát thường xuyên. Ho thường kéo dài về đêm, ho khi gắng sức, tiếp xúc với chất kích thích ở trên. Mà không phải do nhiễm trùng đường hô hấp khác. Trong bệnh hen suyễn ở trẻ em, cơn ho điển hình thường là ho khan và ho kích ứng. Khi trẻ ho có đờm, đờm thường có màu trắng và trong.
Cũng có trường hợp trẻ bị hen suyễn về đêm và không có biểu hiện gì khác. Trẻ không ho vào ban ngày, đây cũng là lý do khiến ba mẹ không phát hiện bệnh hen suyễn ở trẻ.
Ho kéo dài, không kiểm soát đặc biệt về đêm là triệu chứng hen suyễn ở trẻ
Thở khò khè
Khi trẻ thở có tiếng rít hoặc âm thanh bất thường gọi là tiếng thở khò khè. Chứng viêm, sưng và co thắt đường thở khiến lưu thông không khí khó khăn khi trẻ mắc bệnh hen suyễn. Có thể nghe thấy tiếng khò khè khi trẻ thở ra hoặc hít vào. Nếu trẻ bị hen suyễn nặng thì ba mẹ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè rõ rệt.
Khi bị hen suyễn, trẻ thở khò khè lặp lại nhiều lần, nhất là khi trẻ đang ngủ. Hoặc khi gắng sức, khóc, cười, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá… Tuy nhiên, hiện tượng thở khò khè còn do các bệnh lý đường hô hấp khác gây ra. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám ngay khi có hiện tượng này để được chẩn đoán chính xác nhất.
Khó thở
Ở trẻ em bị hen suyễn, đường thở bị thu hẹp do phù nề và co thắt, gây khó thở. Khi trẻ căng thẳng, cười đùa sẽ trở nên khó thở hơn. Để phát hiện trẻ bị khó thở không, ba mẹ quan sát xem trẻ thở có nhanh hơn, thở sâu hơn, các cơ ở cổ và ngực của trẻ bị co lại từ, mũi phập phồng.
Khó thở cũng là triệu chứng điển hình khi trẻ bị hen suyễn
Đau tức ngực
Đường thở bị thu hẹp không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn gây tức ngực do phổi không được cung cấp đủ không khí. Thông thường chỉ những đứa trẻ lớn hơn mới cảm nhận được dấu hiệu này và nói với ba mẹ chúng biết.
Trẻ ít hoạt động
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm trẻ cảm thấy mệt mỏi, không muốn chạy nhảy, vui chơi. Các dấu hiệu như khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè. Các cơn ho hoặc thở khò khè nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm. Trẻ hồi phục chậm hoặc bị viêm phế quản sau nhiễm trùng đường hô hấp.
Chăm sóc trẻ bị hen suyễn như thế nào?
Vì bệnh hen suyễn ở trẻ em là bệnh mãn tính nên cần theo dõi và điều trị liên tục trong thời gian dài. Ba mẹ cần kiên trì và thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Để kiểm soát bệnh hen suyễn tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Điều quan trọng là giữ trẻ tránh xa các tác nhân gây lên cơn hen. Sau đó cho trẻ uống thuốc giãn phế quản do bác sĩ kê đơn. Đồng thời thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh giảm cơn hen.
- Kiểm tra dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em xem trẻ có thở tốt hơn không? Ho ít hơn, khò khè ít hơn, bớt tức ngực hơn không? Nếu cơn hen không thuyên giảm sau 20 phút, xịt lại thuốc điều trị.
- Theo dõi thêm 20 phút nữa mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, xịt họng lần thứ 3 sau đó đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc trẻ em không thể sử dụng ống hít đúng cách. Có thể sử dụng máy phun khí dung hoặc máy hỗ trợ.
Luôn mang theo bình xịt để cắt cơn hen đột xuất và kiểm soát triệu chứng
Luôn mang theo bình xịt để cắt cơn hen đột ngột xuất hiện và kiểm soát tốt tình trạng. Mục đích của điều trị hen suyễn ở trẻ em là kiểm soát các triệu chứng. Duy trì chức năng hô hấp bình thường, để không ảnh hưởng cuộc sống. Trẻ có thể sử dụng thuốc uống, thuốc xịt hoặc máy phun sương tùy theo mức độ hen. Ba mẹ và trẻ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc, tái khám đúng hẹn. Ngay cả khi cơn hen đỡ hơn thì cũng không được tự ý ngưng thuốc.
Kết,
Hen suyễn hiện nay là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu hen suyễn ở trẻ. Ba mẹ nên nhận biết ngay và đưa trẻ đến trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên nắm thông tin chính xác về bệnh viện. Khám và điều trị tại các cơ sở y tế được công nhận và đủ điều kiện. Nếu các bậc phụ huynh còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh hen phế quản ở trẻ cũng như liệu trình điều trị hen phế quản của KISHO ASMA hãy qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được giải đáp miễn phí.