Hen suyễn là bệnh mạn tính nghiêm trọng phổ biến nhất ở trẻ em. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ phải nhập viện. Hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Nếu ba mẹ biết áp dụng đúng các biện pháp ngăn ngừa và điều trị sẽ giúp kiểm soát và phòng ngừa tối thiểu được những biến chứng cũng như thiệt hại đến sức khỏe của trẻ.
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng. Vì tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề niêm mạc phế quản. Tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn phế quản. Đặc biệt bệnh sẽ xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây ho, khó thở, khò khè và tức ngực.
Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Hiện nay nguyên nhân của bệnh hen suyễn vẫn thực sự chưa được tìm hiểu rõ. Nhiều chuyên gia lý giải tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa môi trường lẫn di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp như: tăng tiết dịch nhầy, co thắt và viêm phế quản.
- Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau, tùy theo thể trạng của từng trẻ, như:
- Nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn, virus.
- Nhiễm lạnh.
- Bụi, khói thuốc, hóa chất trong không khí.
- Dị ứng bởi một số loại thức ăn và nước uống như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Các nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố môi trường và di truyền. Vì thế hen suyễn là bệnh có tính di truyền, chứ không phải là một loại bệnh truyền nhiễm. Do đó, ta thường thấy nếu ba mẹ có bệnh lý hen suyễn thì tỉ lệ con mắc bệnh sẽ cao hơn so với những trẻ khác (với tỉ lệ mắc là 30 – 70%).
Các triệu chứng hen suyễn dễ nhận biết ở trẻ
- Ho nhiều vào ban đêm.
- Nếu trẻ có tình trạng ho không có đờm, thường tái phát nặng về ban đêm thì đây chính là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở trẻ mắc bệnh hen suyễn.
- Khó thở, thở khò khè.
- Thở nhanh, thở gấp (có biểu hiện như căng – hóp bụng quá mức hoặc cánh mũi phập phồng).
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
- Mặt, môi hoặc móng tay tái nhợt, hơi xanh trong cơn hen suyễn.
- Thích nghi kém với thời tiết lạnh.
- Trẻ mắc bệnh hen suyễn có sức đề kháng rất kém. Khi gặp thời tiết lạnh thì các triệu chứng hen suyễn càng xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn: sổ mũi, ho, khó thở…
- Hay quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, chán bú. Triệu chứng này đi kèm với các triệu chứng thường gặp ở trên.
Khi trẻ có những biểu hiện trên, đã được loại trừ các nguyên nhân ho, khò khè khác. Ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị. Nếu tình trạng hen suyễn kéo dài mà không được phát hiện và thăm khám kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí còn đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ
Biện pháp ngăn ngừa
Hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn và dứt điểm được. Nhưng việc tuân thủ điều trị và sử dụng các biện pháp ngăn ngừa đúng cách sẽ giúp kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Không cho bé tiếp xúc với quá gần với vật nuôi (chó, mèo…), lông thú cưng có thể bay trong không khí, khi trẻ vô tình hít phải thì sẽ gây kích ứng và sưng đường hô hấp. Lông chó mèo có thể khiến bé phát cơn hen cấp tính.
- Không hút thuốc lá ở không gian sống của trẻ.
- Không sử dụng thuốc xịt phòng, diệt côn trùng, nhang khói khi có trẻ ở bên cạnh.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phòng ngủ, chăn gối để loại bỏ nấm mốc, bụi bám, vi khuẩn.
- Ba mẹ luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
- Tạo cho trẻ lịch sinh hoạt, ăn uống khoa học, nề nếp và dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh.
Các cách chữa trị hen suyễn cho trẻ
Khi trẻ lên cơn hen suyễn tại nhà có thể áp dụng các cách chữa trị khẩn cấp sau đây:
- Sử dụng tinh dầu khuynh diệp/ tinh dầu tràm.
Khi trẻ lên cơn hen suyễn, ba mẹ hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp/ tinh dầu tràm lên ngực trẻ rồi massage nhẹ nhàng quanh vùng ngực từ 2-5 phút, sau đó ủ ấm ngực bé. Hoạt chất kháng viêm trong tinh dầu sẽ giảm đi tình trạng viêm ống phế quản, giúp cho đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
Hoặc ba mẹ có thể bôi một chút tinh dầu khuynh diệp/ tinh dầu tràm lên khăn sữa của trẻ. sau đó, để ngay cạnh gối nằm của bé trước khi đi ngủ. Mùi thơm của tinh dầu sẽ tỏa ra khiến bé dễ chịu, dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.
- Thuốc phòng ngừa hen suyễn cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất, không gây nghiện là những loại thuốc kháng viêm (dưới dạng hít, xông). Thời gian dùng thuốc phải được dùng trong nhiều tháng để trẻ có thể cải thiện được tình trạng viêm đường hô hấp, viêm đường thở. Nên nhớ không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi đã khám và có phác đồ điều trị, đơn thuốc của bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hen suyễn trở nặng sau:
- Trẻ khó thở, thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng trong thời gian rất ngắn.
- Cánh mũi phập phồng.
- Co kéo vùng xương sườn và cổ khi thở.
- Tím tái môi, đầu ngón tay, da xanh nhạt… Đây là dấu hiệu rất nguy kịch.