Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh đường hô hấp dễ xảy ra nhất vào thời điểm giao mùa. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thông qua việc giải đáp các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lý này.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan, do virus tác động đến các ống phế quản nhỏ nhất – các tiểu phế quản. Các ca bệnh được quan sát thấy ở trẻ em dưới 2 tuổi. Và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh từ 0-30 ngày tuổi.
Trong phần lớn trường hợp, viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV). Nhưng cũng có thể là thứ phát do một loại virus khác hoặc có nguồn gốc vi khuẩn (ví dụ như Hæmophilus influenzae loại B).
Bệnh thường xảy ra từ giữa tháng 10, cao điểm vào tháng 12 và kết thúc vào cuối mùa đông.
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất ở trẻ trong thời điểm giao mùa. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các triệu chứng gồm:
Trẻ bị sổ mũi hay nghẹt mũi, có thể kèm theo khò khè, khó thở;
Ho khan hay ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm;
Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C;
Trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bú kém, đau ngực (ở trẻ lớn).
Nếu thấy trẻ mắc phải những triệu chứng dưới đây, mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ tím tái, khó thở;
Trẻ thở nhanh, có hiện tượng thở co lõm ngực;
Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt;
Trẻ bỏ bú, li bì, khó đánh thức.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng tăng nặng kể trên bố mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Để được khám và điều trị viêm phế quản ở trẻ em kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa
Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi thay đồ cũng như trước khi cho con bú, ôm con, bú bình, cho ăn,… hoặc sử dụng dung dịch cồn hydro nếu không thể rửa tay.
Không hôn vào mặt, vào cổ hoặc cơ thể trẻ.
Nếu có thể, đừng đưa em bé một hoặc hai tháng tuổi đến những nơi quá đông đúc và chật hẹp. Chẳng hạn như phương tiện giao thông công cộng hoặc siêu thị. Vì đây có thể là nơi trẻ tiếp xúc với những người bị nhiễm virus này.
Thông gió cho ngôi nhà thường xuyên, nên mở cửa sổ phòng em bé ngủ ít nhất 10 phút mỗi ngày và tránh để các phòng quá nóng.
Thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng.
Không dùng chung bình sữa, núm vú giả. Hoặc dụng cụ ăn uống với trẻ sơ sinh.
Vệ sinh đồ chơi và chăn bông thường xuyên.
Không hút thuốc trong các môi trường xung quanh trẻ.
Trẻ bú mẹ nên tăng cường bú mẹ.
Làm ẩm không khí trong phòng ở mức khuyến cáo.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.