Bệnh hen suyễn là một bệnh lý về viêm và tắc nghẽn đường hô hấp có tính chất khá nguy hiểm. Nếu được điều trị và kiểm soát đúng cách, khả năng lên cơn sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên người bệnh nên cần biết thông tin cần thiết: Làm gì khi bệnh hen suyễn lên cơn để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Hen suyễn là bệnh gì? Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh
Hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính về đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nhiễm sẽ trở nên sưng phù và dễ gây co thắt khi gặp các chất gây kích thích (các dị nguyên).
Các dị nguyên gây kích thích cơn hen suyễn phải kể đến như:
- Các dị nguyên trong không khí: phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, lông hoặc vẩy da thú cưng…
- Nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh hoặc cảm cúm gây nên
- Hoạt động thể chất (do tập thể dục, vận động mạnh)
- Không khí lạnh, thay đổi không khí đột ngột
- Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: khói thuốc lá, khói hóa chất công nghiệp, khói sơn, khí gas…
- Một số thành phần thuốc: beta, aspirin, ibuprofen…
- Mắc chứng rối loạn cảm xúc
- Chất bảo quản có trong thực phẩm, nước uống: đồ sấy khô, khoai tây, hải sản, bia, rượu…
Ngoài ra, yếu tố di truyền từ gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn.
Vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp nào có thể chữa dứt điểm được bệnh hen suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh được mà thôi. Đây là bệnh lý mạn tính nên việc điều trị cũng mang tính chất “mạn tính”, nghĩa là cần rất nhiều thời gian để kiểm soát và điều trị.
Dấu hiệu nào khiến bạn nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh hen suyễn?
- Xuất hiện những cơn khò khè lặp đi lặp lại
- Ho nhiều và có dấu hiệu ho nhiều về đêm đến khi gần sáng hoặc sau khi vận động, làm việc quá sức
- Khó thở
- Tức ngực, nặng ngực
- Bị cảm hoặc cúm kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi khi ho nhiều, khó thở.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn đã diễn biến nghiêm trọng hơn
- Các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn (ho, khó thở, thở khò khè, thở rít hoặc tức ngực).
- Người cảm thấy khó khăn khi nói, ăn hoặc ngủ vì khó thở
- Nhịp thở ngày có dấu hiệu nhanh hơn khiến người bệnh cảm giác không thể thở được
- Lồng ngực bị biến dạng do ho nhiều hoặc gắng để thở
- Điểm lưu lượng đỉnh của người bệnh thấp hơn mức bình thường.
Bệnh hen suyễn để lại biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh hen suyễn để lại cho người bệnh:
- Tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất
- Xuất hiện tình trạng rối loạn nước và điện giải khi sử dụng thuốc cường giao cảm liều cao hoặc do quá gắng sức để hít thở
- Nhiễm khuẩn đường hô
- Gây suy hô hấp
- Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát hoặc cấp cứu kịp thời, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Làm gì khi bệnh hen suyễn lên cơn? Cách kiểm soát bệnh hen suyễn
Làm gì khi bệnh hen suyễn lên cơn?
Những điều cần thiết và cơ bản nhất mà người bệnh cần biết khi bệnh hen suyễn lên cơn là:
- Ngồi thẳng lưng (tuyệt đối không nằm) và cố gắng hít thở theo nhịp chậm và ổn định.
- Cố gắng giữ tinh thần bình tĩnh, nếu người bệnh càng hoảng loạn thì sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn/ống hít theo tư vấn hoặc chỉ định trước đó của bác sĩ.
- Gọi cấp cứu trong trường hợp cơn hen suyễn có chiều hướng tệ hơn.
Ngoài ra, người thân và bạn bè cũng nên tìm hiểu những cách xử lý khẩn cấp khi bệnh hen suyễn lên cơn để có thể giúp đỡ và hỗ trợ người bệnh.
Những cách kiểm soát bệnh hen suyễn cần biết
- Tuân thủ theo kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn của cá nhân và dùng các loại thuốc điều trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra tình trạng bệnh hen suyễn thường xuyên theo với bác sĩ (theo chu kỳ từng tháng hoặc năm)
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây nên cơn hen suyễn bất cứ khi nào có thể
- Chủ động theo dõi các triệu chứng và tình trạng bệnh hen suyễn của bản thân diễn biến tốt hay xấu đi
- Xây dựng lối sống sinh hoạt nề nếp, khoa học kết hợp với rèn luyện thể thao và ăn uống đầy đủ.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin cần biết về câu hỏi Làm gì khi bệnh hen suyễn lên cơn. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.