Hen phế quản có bị lây không? Đây là câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh hen phế quản. Một phần họ sợ ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là người thân. Vậy đọc ngay bài viết dưới đây để biết rằng bênh hen phế quản có bị lây không nhé!
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Do hen suyễn vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra nên cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế cơn hen phế quản là tuân thủ điều trị và đánh giá định kì tình trạng bệnh. Liệu pháp điều trị bệnh hen suyễn cho người bệnh tương đối phức tạp, bệnh nhân cần nhận biết lúc nào sắp lên cơn hen, tránh những yếu tố khởi phát cơn hen, dùng thuốc đúng cách và có chế độ làm việc hợp lý. Trong nhiều trường hợp lên cơn hen, bệnh nhân có thể cần các thuốc cắt cơn nhanh như albuterol xịt họng hoặc khí dung.
Ngoài ra, tùy từng đối tượng người bệnh sẽ có các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc khác nhau. Các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc phổ biến như các bình xịt, hít định liều.
Xem thêm: Cách phòng tránh và điều trị hen suyễn
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Do đó không ít người lo lắng bệnh hen suyễn sẽ lây nhiễm đến những người khác trong gia đình, đặc biệt khi những người thân dùng chung vật dụng gia đình thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh hen suyễn không do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do đó đây không phải căn bệnh truyền nhiễm.
Bạn không cần lo lắng “bệnh hen suyễn có lây không”, thay vào đó, hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh hen suyễn.
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền. Có nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc hen suyễn bao gồm:
- Có người thân bị hen.
- Tiền sử dị ứng.
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Hút thuốc lá thụ động.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu không thể kiểm soát triệu chứng khi lên cơn hen, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở nghiêm trọng và thở khò khè, đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
- Cần căng cơ ngực khi thở
- Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng các phương pháp chữa trị tại nhà hay dùng bình xịt định liều khẩn cấp
- Mất khả năng nói các cụm dài vì thở dốc.
Xem thêm: Các loại thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay