Viêm phế quản là tình trạng đường thở nối giữa miệng, mũi và phổi bị viêm và sưng tấy. Gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Viêm phế quản có thể có do nhiều nguyên nhân. Tìm hiểu đúng nguyên nhân giúp điều trị có hiệu quả hơn. Bây giờ bạn theo dõi tiếp bài viết để biết được các nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính dưới đây nhé.
Cơ chế dẫn đến viêm phế quản mãn tính
Để hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Trước hết cần hiểu rõ cơ chế sinh bệnh viêm phế quản. Cơ chế của bệnh viêm phế quản là khi bạn tiếp xúc với các yếu tố hoặc nguyên nhân gây bệnh. Làm tăng phản ứng viêm đường thở do tổn thương niêm mạc bên trong phế quản. Có thể xảy ra ở phế quản chính, phế quản phân thùy hoặc ở khí quản và phế quản tận cùng. Gây phù nề dưới niêm mạc, co cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng phế quản. Các tế bào biểu mô bong ra và mưng mủ, các tuyến nhầy phì đại và tiết nhầy gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khạc ra đờm, khó thở,…
Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại:
- Viêm phế quản cấp bao gồm triệu chứng ho có đờm, thường kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên. Niêm mạc hô hấp phù nề và có mủ trong lòng phế quản. Hầu hết bị nhiễm trùng là do virus hoặc vi khuẩn.
- Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm phế quản cấp kéo dài. Làm tổn thương các lông mao của phế quản, khiến chúng không còn khả năng đẩy các chất bụi và chất nhầy trong đường thở ra ngoài. Theo thời gian, điều này làm tổn thương đường thở của phổi, làm tăng nguy cơ khó chữa. Cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác của bệnh viêm phế quản mãn tính.
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính
Vi khuẩn
Viêm phế quản do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với viêm phế quản do virus. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất bao gồm vi khuẩn nội bào như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae.
Viêm phế quản do phế cầu khuẩn và Heamophilus influenzae ít gặp ở người lớn. Thường kèm theo sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp. Các xét nghiệm tìm mầm bệnh thường âm tính đến 80-90% các trường hợp viêm phế quản cấp.
Virus
Chiếm 50-90% các trường hợp viêm phế quản cấp. Theo thống kê, có hơn 180 loại virus gây bệnh. Các loại virus phổ biến nhất là virus cúm, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng hepesvirus.
Cơ địa dị ứng
Cơ địa dị ứng thường xuyên mề đay, phù nề khi tiếp xúc với chất gây dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.
Các yếu tố bên ngoài
Khói thuốc lá, không khí khô, nóng lạnh bất thường, khói độc, dung môi công nghiệp, axit, amoniac, clo,… Cùng một số nguyên nhân khác như sức đề kháng yếu, mắc các bệnh về đường hô hấp trên, suy tim mạch, lao phổi, ung thư phổi,.., Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở người lớn.
Cách phòng tránh viêm phế quản
Nếu viêm phế quản tái phát nhiều lần rất dễ trở thành mãn tính. Khi đó việc kiểm soát và điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì vậy không được chủ quan. Bên cạnh biết làm gì để điều trị viêm phế quản. Điều quan trọng là phải biết phòng ngừa để không mắc bệnh.
Môi trường sống sạch sẽ
Điều đầu tiên là bỏ thuốc lá (nếu bạn hút thuốc) hoặc tránh xa nơi có khói thuốc.
Giữ cho ngôi nhà của luôn thông thoáng và sạch sẽ để đảm bảo không có bụi bẩn, nấm mốc phát triển trong nhà. Tránh các chất gây kích ứng phế quản như khói than, bụi, mùi nước hoa, mùi sơn, hoặc hóa chất tẩy rửa.
Nếu phải tiếp xúc với chúng, hãy nhớ đeo khẩu trang. Khi ra ngoài, đặc biệt là những nơi công cộng, đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân độc hại.
Rửa tay thường xuyên
Các nghiên cứu cho thấy bàn tay có thể chứa tới 4,6 triệu vi khuẩn. Do đó rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Đồng thời hạn chế đưa tay sờ mắt, mũi, miệng, để vi khuẩn không xâm nhập cơ thể qua đường tay.
Tiêm phòng đầy đủ
Nếu bạn tiêm phòng cúm hàng năm, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Kể cả những người trên 60 tuổi cũng nên tiêm phòng đầy đủ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Cách tốt nhất để cơ thể chống chọi với bệnh tật là cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho phổi và cơ thể của bạn.
Vitamin A rất quan trọng để duy trì chức năng của phổi. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, histamine và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, vitamin E, beta-carotene và kẽm giúp làm lành tổn thương mô. Ngoài ra, beta-carotene rất tốt cho sức khỏe của phổi.
Không quên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất là rau xanh và hoa quả tươi. Ngoài ra còn có rất nhiều chú ý nên và không nên ăn khi bị viêm phế quản.
Kết,
Mong rằng những thắc mắc của bạn về nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính ở trên. Cũng như cách phòng tránh bệnh sẽ giúp bạn khoẻ mạnh và chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình. Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh viêm phế quản và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé.