Hen suyễn là một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và khó chữa trị. Hen suyễn cũng có từng cấp bậc riêng về nặng nhẹ. Bạn đã biết hen suyễn có bao nhiêu cấp bậc không? Hen suyễn bậc 4 là gì? Càng cao thì càng nguy hiểm hay sao? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản, tiếng Anh là Asthma) còn gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn phế quản đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng ho, nặng ngực, khó thở và khò khè.
Triệu chứng hen suyễn thường gặp
Cơn hen là một trong những dấu hiệu bị hen suyễn điển hình của bệnh hen phế quản. Cơn hen điển hình gồm: Khó thở cơn chậm, có tiếng cò cử, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, cơn nặng hơn phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn khó thở giảm dần và ho khạc đờm trong, dính quánh.
Xem thêm: Cách trị ho hen suyễn tại nhà hiệu quả nhất
Các triệu chứng không điển hình bao gồm:
- Ho dai dẳng, tăng về đêm
- Khó thở
- Tức ngực hoặc nặng ngực
- Thở ra khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ
- Khó thở gây khó ngủ, ho hoặc thở khò khè
- Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn có thể đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
- Các biểu hiện bệnh hen suyễn lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn.
- Tăng khó thở, khi được đo bằng thiết bị được sử dụng để kiểm tra phổi đang hoạt động (máy đo lưu lượng đỉnh).
- Nhu cầu sử dụng cắt cơn thường xuyên hơn.
Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong một số tình huống nhất định:
- Bệnh hen suyễn do gắng sức thường gặp khi tập thể dục, thể thao, có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô.
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp gây ra do chất kích thích tại nơi làm việc như khí hoặc bụi, các hóa chất gây ra.
- Bệnh hen do dị ứng, kích hoạt các chất trong không khí như phấn hoa, chất thải của gián, bào tử nấm mốc, hoặc các mảnh da và nước bọt khô do vật nuôi tiết ra (lông thú cưng).
Phân loại và đánh giá mức độ hen
Hen nhẹ (bậc 1 hoặc bậc 2)
Mức độ hen nhẹ thể hiện ở các dấu hiệu:
- Thấy khó thở khi đi bộ;
- Có thể nằm được;
- Nói bình thường, nói được cả câu;
- Có thể kích thích, tỉnh táo;
- Tần số thở chậm;
- Tần số tim < 100 lần/phút;
- Mức độ thở khò khè trung bình, thường chỉ có lúc thở ra
- Ít có co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức;
- Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) sau lần dùng thuốc giãn phế quản đầu tiên > 80%
- Khí máu động mạch: PaCO2 bình thường: <45mmHg, SaO2 hoặc SpO2 > 95%
Cách xử trí: Kích thích beta 2 dạng hít, lặp lại 3 giờ/lần.
Hen trung bình (bậc 3)
Mức độ hen trung bình thể hiện ở các dấu hiệu:
- Khó thở khi nói chuyện, ăn khó
- Thường muốn ngồi hơn;
- Chỉ nói được từng câu;
- Người bệnh khó chịu, vật vã;
- Nhịp thở tăng,
- Tiếng thở khò khè tăng;
- Thường có co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức;
- Tần số tim mạch: 100-120 lần/phút;
- Mạch đảo (có thể có): 10-25mmHg;
- Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) sau lần dùng thuốc giãn phế quản đầu tiên: 60-80%
- Khí máu động mạch: PaO2 > 60 mmHg, PaCO2 < 45mmHg, SaO2 hoặc SpO2 ở khoảng 91-95%
Cách xử trí: Kích thích beta 2 dạng hít và cân nhắc sử dụng Corticoid.
Hen nặng (bậc 4 hoặc bậc 5)
Giải đáp cho mọi người về hen suyễn bậc 4 là gì? Cũng như từ mức độ này được xem là nguy hiểm, cần cẩn trọng. Nên điều trị và đi thăm khám bác sĩ thường xuyên và sử dụng thuốc đều đặn để tránh đột tử.
Mức độ hen nặng thể hiện ở các dấu hiệu:
- Khó thở khi nghỉ;
- Người bệnh khó chịu, vật vã;
- Có xu hướng cúi người ra phía trước;
- Chỉ nói được từng từ;
- Nhịp thở thường> 30 lần/phút,
- Tiếng thở khò khè to;
- Co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức nhiều;
- Tần số tim mạch: >120/phút;
- Mạch đảo (thường có) >25mmHg
- Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) sau lần dùng thuốc giãn phế quản đầu tiên: 60-80%
- Khí máu động mạch: PaO2 > 60 mmHg, PaCO2 >45mmHg có thể tím tái, có thể suy hô hấp; SaO2 hoặc SpO2: <90%
Người bệnh được đánh giá mắc hen phế quản nặng khi:
- Có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên;
- Khả năng đáp ứng điều trị bằng thuốc giãn phế quản khí dung kém.
- Cách xử trí: Kích thích beta 2 dạng hít và sử dụng thêm Corticoid.
Hen phế quản là bệnh lý mãn tính và khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, tình trạng sẽ được kiểm soát và người bệnh sẽ sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt như bình thường.
Xem thêm: Cách chữa hen phế quản dân gian