Hen suyễn là một bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp. Nếu một đứa trẻ bị hen suyễn, điều quan trọng là phải hiểu các tác nhân của chúng và lập kế hoạch điều trị lâu dài để kiểm soát tình trạng bệnh.
Bài viết này sẽ khám phá thông tin về các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em. Cùng với đó là tìm hiểu về các nguyên nhân khởi phát và cách phát hiện bệnh sớm.
Dấu hiệu của trẻ bị hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Nhưng vẫn có những dấu hiệu tương đối rõ nét nếu bố mẹ quan sát kĩ hơn:
Triệu chứng phổ biến ở dạng nhẹ
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm ho nặng hơn vào ban đêm. Hoặc khi con bị ốm nghe thấy tiếng rít hoặc cót két và khó thở. Ngoài ra, có một số triệu chứng hen suyễn khác có thể xuất hiện ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn. Ở trẻ mới biết đi bị hen suyễn, các triệu chứng cũng có thể bao gồm khó ngủ vào ban đêm. Con dễ quấy khóc và chán ăn, đôi khi có thể tấy sốt.
Triệu chứng phổ biến ở thể nặng
Đối với trẻ lớn hơn bị hen suyễn, ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có thể gặp phải việc thiếu năng lượng vào ban ngày. Thậm chí là tức ngực hoặc đau, ho dai dẳng về đêm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ khác nhau ở từng trẻ.
Một số trẻ chỉ gặp một vài triệu chứng được liệt kê ở trên. Trong khi những trẻ khác có thể có dấu hiệu suy hô hấp rõ ràng. Ở một số trẻ bị hen suyễn nặng, các triệu chứng xấu đi có thể dẫn đến cơn hen suyễn.
Các dấu hiệu của cơn hen suyễn thường là các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn như. Điển hình như khó thở dữ dội, môi xanh, huyết áp thấp, nhịp tim cao hoặc thấp, kích động. Các cơn hen suyễn nặng ở cả trẻ em có thể đe dọa tính mạng và cần được đến bệnh viện ngay lập tức.
Làm thế nào cha mẹ có thể phát hiện sớm bệnh hen suyễn ở trẻ em
Trên thực tế nếu cha mẹ chú ý rất dễ phát hiện ra bệnh hen suyễn của con. Con sẽ thở khò khè lặp đi lặp lại cùng với khó thở. Ở giai đoạn đầu trẻ có một số triệu chứng như sau, cha mẹ ở nhà cần hết sức lưu ý.
Thứ nhất, ho từng đợt lặp đi lặp lại. Có thể éo dài hơn 1 đến 2 tháng và điều trị chống nhiễm trùng nói chung hiệu quả không tốt.
Thứ hai, các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hơn sau khi bé hoạt động.
Thứ ba, bé bị tác động rất nhiều từ môi trường bên ngoài, dễ khóc cả sáng và tối. Đặc biệt là việc khóc đêm làm gia tăng tình trạng ho cũng là một trong những nguyên nhân.
Thứ tư, dị ứng với một số loại thức ăn. Một số trẻ bị tái phát dạng ho này sau khi ăn dị ứng thức ăn.
Thứ năm, do cơ địa dị ứng của trẻ. Thêm vào đó là sự xuất hiện của viêm mũi lặp đi lặp lại. Bao gồm cả sự xuất hiện của bệnh chàm.
Thứ sáu, trong gia đình có tiền sử dị ứng. Nhất là người thân như bố mẹ, ông bà mắc bệnh hen suyễn. Nếu trẻ bị ho nhiều lần, phát ban thì cần hết sức lưu ý để phát hiện bệnh hen suyễn đang trở nên nặng hơn.
Lời kết
Hen phế quản là bệnh có thể phòng tránh được, không phải ai mang gen di truyền hen cũng bị hen. Các yếu tố môi trường mắc phải đóng vai trò quan trọng trong chữa trị. Nếu chúng ta cố gắng tránh các yếu tố môi trường hình thành hen như chăm sóc trước sinh và sau sinh, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tránh tiếp xúc với dị nguyên… là có thể khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn.
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.