Sử dụng thuốc các thuốc kháng sinh hay corticoid. Để điều trị các cơn hen bất chợt do thời tiết thay đổi mang lại nhiều tác dụng phụ về sau. Do đó, thuốc đã không còn là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ. Thay vào đó là điều trị bằng các bài thuốc dân gian vừa rẻ. Mà còn mang lại hiệu quả cao cho trẻ. Bài viết này mách bạn một số cách trị hen suyễn tại nhà cho bé cực kỳ hiệu quả. Các mẹ hãy áp dụng ngay nhé
Hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn hay còn được gọi với tên khác đó là hen phế quản, ai bị bệnh cũng sẽ bị viêm đường hô hấp, sẽ bị phù nề và rất nhạy cảm với các kích ứng khi hít chất gì đó, khi đã bị kích ứng các cơ hô hấp sẽ xung quanh thắt chặt lại làm đường dẫn khí thu hẹp không cho không khí vào phổi. Các chuỗi phản ứng của đường hô hấp sẽ là tình trạng hen suyễn.
Xem thêm: Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?
Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé
Các bài thuốc dân gian là sự kết hợp của các thảo dược lành tính mang đến hiệu quả lâu dài, an toàn cho trẻ nhỏ. Đồng thời chi phí điều trị bằng các bài thuốc dân gian rất phải chăng, dễ tìm kiếm, không tạo gánh nặng kinh tế khi điều trị dài hạn. Do đó, hiện nay sử dụng thảo dược dự phòng hen phế quản được xem là lựa chọn hàng đầu với các bé mắc hen phế quản.
Củ cải kết hợp mật ong
Chuẩn bị: Củ cải trắng: 0,5kg, Gừng: 100g, Mật ong: 150ml
Cách làm: Củ cải trắng rửa sạch, thái hạt lựu rồi ép lấy nước. Gừng rửa sạch thái át nhỏ sau đó cho vào nước ép củ cải đun khoảng 10 phút rồi thêm mật ong vào khuấy đều và đun sôi trở lại. Để nguội cho vào chai dùng dần.
Cách dùng: Cho bé sử dụng 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 ml. Cứ thế, mẹ kiên trì cho bé uống khoảng 3 ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng hen phế quản (đờm, ho, khò khè, khó thở…)
Ô mai mơ – Tía tô
Chuẩn bị: 0,5kg mơ, 80g muối, 50ml rượu trắng, 1 nắm lá tía tô.
Cách làm: Lá tía tô vò nát với chút muối và vắt bỏ nước đầu tiên. Mơ rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Trộn rượu và muối vào mơ. Trộn lá tía tô đã vắt nước vào mơ.Để nước săm sắp bề mặt quả khoảng 1-2 ngày. Sau đó, nén nhẹ, đè lên bằng một vật hơi nặng như muối cà. Sau khoảng 7 – 15 ngày, bỏ quả ra ngày phơi đêm tẩm ướt.
Chú ý: nếu mẹ không làm mơ muối khô có thể để nguyên như vậy vài năm.
Cách dùng: mỗi ngày mẹ cho bé ngậm 2-3 quả sau 3-5 ngày bé sẽ cắt cơn ho, giảm đờm và khản tiếng, nặng ngực.
Tỏi hấp mật ong
Chuẩn bị: 3 – 5 tép tỏi, 3 thìa mật ong.
Cách làm: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn. Sau đó cho mật ong vào hấp cách thủy khoảng 10 phút (ngưng đun khi mẹ bắt đầu ngửi thấy mùi hắc hắc bay lên). Chắt lấy phần nước, cho vào lọ có thể dùng dần trong 1 tuần.
Cách dùng: uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cafe.
Chanh đào – mật ong
Chuẩn bị: chanh đào 1kg, mật ong 1 lít, đường phèn 600g, muối hạt.
Cách làm: chanh đào rửa sạch, ngâm nước sôi 30 phút, vớt ra để khô. Đường phèn giã nhỏ để ngâm cho dễ tan. Thái chanh thành lát mỏng, cho vào hũ thủy tinh, cứ 1 lớp đường 1 lớp chanh đào cho đến khi hết. Sau đó cho mật ong đổ ngập mặt chanh. Đậy hũ kín, sau khoảng 1 tháng thì dùng được.
Cách dùng: khi chớm ho chỉ cần dùng 1 thìa nhỏ mỗi sáng, khi nặng hơn có thể dùng 3 thìa mỗi ngày. Mật ong chanh làm loãng đờm nhớt trong phế quản, giúp thông thoáng đường thở đồng thời giúp dịu hỏng giảm cơn hen nhanh chóng.
Tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp chứa hàm lượng hoạt chất Eucalyptol lớn giúp phân hủy lớp niêm dịch và giúp mũi hoàn toàn thông thoáng. Từ đó, giúp trẻ thông thoáng đường thở hơn, dễ dàng trong các hoạt động hô hấp. Chính vì thế, sử dụng tinh dầu khuynh diệp để massage thực sự rất hữu ích khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản.
Cách sử dụng:
Nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực rồi massage nhẹ nhàng cho bé trong vòng 2 – 5 phút. Sau đó ủ ấm ngực trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hoạt chất kháng viêm của tinh dầu khuynh diệp sẽ giúp bé giảm triệu chứng viêm ống phế quản ngay lập tức.
Thêm vào đó, trong quá trình massage và trước khi đi ngủ mẹ có thể bôi một chút dầu khuynh diệp lên khăn tay để ngay cạnh gối nơi bé nằm. Mùi thơm từ dầu khuynh diệp sẽ tỏa ra và giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
Xem thêm: Bệnh suyễn ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?