Thống kê cho thấy, hen suyễn là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới. Trung bình cứ 20 người thì có 1 người mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Nếu không điều trị tích cực khoảng 1/3 trường hợp hen suyễn ở trẻ em có thể chuyển sang giai đoạn trưởng thành.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một tình trạng phổ biến kéo dài có thể gây ho, thở khò khè, tức ngực và khó thở. Đây là là một bệnh viêm đường thở mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi những cơn hen tái phát, khó thở, tức ngực. Tình trạng viêm mãn tính này làm cho đường thở trở nên quá nhạy cảm, dẫn đến co thắt đường thở. Và gây rối loạn hô hấp khi đối mặt với các kích thích khác nhau. Hầu hết bệnh nhân hen suyễn cũng bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện là nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi. Bệnh hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn hại lớn đến chức năng phổi và gây rối loạn chức năng thông khí phổi, thậm chí tử vong.
Cách trị hen suyễn dứt điểm – Nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn?
Hen suyễn là bệnh do tác động tổng hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Trong đó tác động của môi trường mang tính quyết định hơn cả. Bản thân bệnh nhân hen suyễn có gen mẫn cảm với bệnh hen suyễn hoặc cơ địa dị ứng. Đây là những yếu tố bên trong gây ra bệnh hen suyễn.
Nhưng nó đòi hỏi sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường hoặc các yếu tố khuynh hướng phát triển bệnh. Các dị ứng phổ biến bao gồm mạt bụi trong không khí, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, sơn và khói độc hại.
Cách trị hen suyễn dứt điểm – Các dạng bệnh hen suyễn
Hen suyễn do dị ứng: Gây ra bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, đồ ăn và nấm mốc
Hen suyễn không do dị ứng: Gây ra bởi các chất kích thích như vi rút, các hạt không khí từ khói, các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa và các sản phẩm bình xịt
Bệnh hen suyễn nghề nghiệp: Do các tác nhân gây ra tại nơi làm việc như hóa chất, protein động vật, khói,…
Hen suyễn do tập thể dục: Thường do các hoạt động thể chất gây ra
Hen suyễn về đêm: Các triệu chứng trầm trọng hơn vào ban đêm. Nguyên nhân có thể bao gồm mạt bụi, chứng ợ nóng hoặc chu kỳ ngủ
Cách trị hen suyễn dứt điểm – Các tác nhân dị ứng gây hen suyễn
Bệnh hen suyễn có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ nhỏ và người cao tuổi thường do các nguyên nhân sau:
- Mạt bụi nhà
- Lông thú
- Phấn hoa
- Khói thuốc lá
- Tập thể dục
- Nhiễm virus
Hen suyễn cũng có thể được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng hoặc hóa chất hít phải trong khi làm việc.
Cách trị hen suyễn dứt điểm
Theo Y học học hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi dứt điểm bệnh hen suyễn. Nhưng có một số phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, tránh tái phát. Việc điều trị dựa trên hai mục tiêu quan trọng là:
- Giảm các triệu chứng
- Ngăn ngừa các triệu chứng và các đợt hen có thể xảy ra
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh hen suyễn tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hoàn toàn không phải là “bệnh nan y”. Chỉ cần bạn làm theo lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ dùng thuốc là có thể giảm thiểu số cơn hen nhiều nhất có thể. Và đạt được hiệu quả lâm sàng chữa khỏi bệnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bình thường của bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong điều trị hen suyễn, điều kiêng kỵ nhất là một số người bệnh chủ quan đánh giá thể lực của bản thân quá cao. Từ đó dẫn đến hiểu nhầm về phương pháp điều trị hen suyễn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Biểu hiện nổi bật nhất là hai điểm:
Ngừng thuốc trong thời gian thuyên giảm
Hen suyễn là một bệnh mãn tính, hay tái phát, cần điều trị lâu dài. Ở giai đoạn cấp tính, hầu hết bệnh nhân đều có thể uống thuốc đúng giờ. Nhưng khi đến giai đoạn thuyên giảm, một số bệnh nhân cảm thấy không còn triệu chứng gì. Vì vậy nghĩ là khỏi bệnh thì dừng thuốc. Không có triệu chứng không có nghĩa là tình trạng viêm biến mất. Ngừng thuốc lúc này sẽ dễ dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần. Trên thực tế, dùng thuốc trong thời gian thuyên giảm là khâu quan trọng nhất của quá trình điều trị hen suyễn. Nếu không, bệnh sẽ lặp đi lặp lại và lâu dài.
Không có ống hít khẩn cấp.
Thuốc hen suyễn được chia thành thuốc tác dụng kéo dài và “thuốc cấp cứu”. Thuốc tác dụng kéo dài thường có thể được để ở nhà và sử dụng thường xuyên hàng ngày. Và các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên mang theo thuốc khẩn cấp. Chẳng hạn như bình xịt khí dung như ipratropium bromide đề phòng bệnh nhân lên cơn hen đột ngột.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Cách trị hen suyễn dứt điểm bạn cần biết” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.