Bệnh hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh mãn tính do đường dẫn khí trong phổi bị tổn thương, gây hẹp đường thở. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Nếu không được kiểm soát tốt và điều trị kịp thời, bệnh hen phế quản sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc phát hiện triệu chứng của hen phế quản là cách tốt nhất để điều trị hiệu quả.
Triệu chứng của hen phế quản
Bệnh hen phế quản là bệnh gây tắc nghẽn đường thở làm giảm luồng khí vào phế quản và suy giảm chức năng phổi. Người bệnh hen phế quản có thể lên cơn hen khi gặp tác nhân kích ứng. Người bệnh sẽ gặp một số khó chịu trong cuộc sống và công việc. Nếu thời tiết thay đổi thất thường thì diễn biến của bệnh sẽ phức tạp hơn. Trong bệnh hen suyễn, một trong những triệu chứng điển hình là hen khó thở. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như:
- Khó thở: Người bệnh thỉnh thoảng hoặc thường xuyên cảm thấy khó thở mặc dù không phải làm việc quá sức.
- Ho: Người bệnh ho nhiều, ho dai dẳng, đặc biệt là ho về đêm, ho có thể kèm theo đờm.
- Tức ngực: Khi người bệnh thay đổi tư thế, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên thì không nên chủ quan mà hãy sớm đi khám để được chẩn đoán bệnh.
- Dị ứng: Người bị hen phế quản rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, các triệu chứng của bệnh phế quản tăng lên nhiều hơn.
- Thường xuyên mệt mỏi: Không phải bệnh nhân hen suyễn nào cũng gặp phải tình trạng này. Nhưng người bệnh có sức khỏe yếu thì luôn thấy mệt mỏi.
- Khó thở, thở khò khè: Khi đường thở của người bệnh bị sưng và viêm, không khí lưu thông kém gây cản trở sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh.
Triệu chứng viêm phổi phổ biến là ho, tức ngực, khó thở,…
Nguyên nhân gây hen phế quản
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hen phế quản nhưng có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:
Hen phế quản do tác nhân dị ứng
Hen có thể do bị kích ứng đường hô hấp từ bụi, phấn hoa, nấm mốc, mùi xăng xe, mùi kim loại. Ngoài ra một số bệnh nhân bị hen suyễn do dị ứng với một số loại thức ăn như tôm, cua,…
Một số bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,… nếu không được điều trị dứt điểm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản. Một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng trong một số trường hợp.
Hen phế quản không do tác nhân dị ứng
Những trường hợp này thường ít hơn yếu tố gây dị ứng, cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Nếu có ba mẹ mắc bệnh hen phế quản thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên mức độ bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người.
- Yếu tố tâm lý: Đây là một trong những nguyên nhân làm khởi phát cơn hen.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản như tác nhân dị ứng hoặc bệnh lý
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Những cơn hen suyễn nặng đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn nên đi khám ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bao gồm: Khó thở, triệu chứng không cải thiện ngay cả khi dùng thuốc hít, hụt hơi,…
Ngoài ra nếu bạn nghi ngờ rằng bạn bị hen suyễn nên đi gặp bác để điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương phổi lâu dài. Theo dõi sức khỏe định kỳ sau chẩn đoán. Kiểm soát cơn hen ngăn ngừa bệnh bùng phát. Nếu các dấu hiệu nặng hơn cần dùng thuốc hít thường xuyên.
Cách phòng ngừa cơn hen phế quản
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen phế quản hiệu quả, người bệnh cần thực hiện các điều sau:
- Cần hạn chế hoặc tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ lên cơn hen: Khói thuốc lá, hóa chất độc hại, lao động quá sức, không giữ ấm cơ thể,…
- Chế độ ăn uống để giúp cơ thể để cải thiện sức khỏe tổng thể và hoạt động của hệ thống hô hấp. Ngoài ra, người bệnh cần phải nghỉ ngơi đầy đủ.
- Điều trị đúng khi lên cơn hen: Sử dụng thuốc dạng hít theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là các cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Khi mới xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên dùng thuốc ngay, tránh để lâu càng khó cắt cơn hen.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hen phế quản có thể khiến bệnh nhân gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp hoặc xẹp phổi. Lời khuyên cho bạn là nếu có biểu hiện bệnh, hãy đi khám để được hỗ trợ điều trị hen phế quản sớm.
Khi xuất hiện cơn hen cần dùng ống hít ngay kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học
Kết
Như vậy những thông tin trên đã giúp bạn thêm thông tin về triệu chứng của hen phế quản. Từ đó bạn có thể tự nhận biết và đến bệnh viện khám để điều trị kịp thời, phù hợp.