Hen suyễn là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn thường đặt ra câu hỏi “Bệnh hen suyễn có di truyền không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Đồng thời gợi ý phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn cho người lớn và trẻ nhỏ.
Đặc điểm của hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh mãn tính của phế quản gây ra các cơn khó thở, ho, tức ngực. Đường thở bị mẫn cảm quá khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Thậm chí khi không có triệu chứng đường thở vẫn viêm, khi tiếp xúc với các yếu tố bệnh bùng phát nặng hơn. Lúc này, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện như: Khó thở, ho, tức ngực. Bệnh hen phế quản rất dễ tái phát nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích. Nó giống như một triệu chứng dị ứng, nhưng tồi tệ hơn bình thường.
Ở trẻ em, bệnh hen suyễn rất khó nhận biết sớm, ba mẹ cần chú ý để phát hiện các dấu hiệu sau:
- Có biểu hiện thở khò khè, kèm theo ho và khó thở.
- Các triệu chứng thường tái phát vào ban đêm và nặng hơn vào sáng sớm.
- Xảy ra khi gắng việc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, lông vật nuôi,…
- Tiền sử dị ứng
- Tiền sử gia đình bị dị ứng.
- Phản ứng trên thuốc hen suyễn.
Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh mãn tính của phế quản
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát, về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của bệnh hen suyễn:
- Bệnh hen suyễn thường hay tái phát về đêm sẽ gây mất ngủ. Các triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh. Dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Căn bệnh này có khả năng gây tử vong và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan khi điều trị. Điều trị hen phế quản không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: Ngừng hô hấp, khí phế thũng, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
- Hen phế quản đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Khi bị hen suyễn, bà bầu phải đối mặt với các biến chứng như sản giật, đẻ non, chảy máu âm đạo,… Ngoài ra, em bé cũng sẽ nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Khoa học đã chứng minh như sau: Hen suyễn là căn bệnh thể hiện mức độ dị ứng của cơ thể với một số tác động bên ngoài. Nhưng bệnh không di truyền 100%. Tùy theo cơ địa của từng cá nhân mà trường hợp này có thể xảy ra hoặc không. Tuy nhiên, trong trường hợp cả vợ và chồng đều mắc bệnh hen suyễn thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc cao hơn khoảng 30% so với bình thường.
Lưu ý: Không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc bệnh hen suyễn đều sẽ bị hen suyễn. Số người mắc bệnh chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong số đó. Và yếu tố môi trường, thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình hơn khi chuyển mùa. Đặc biệt, người bệnh hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và cả thực phẩm ăn uống. Luôn mang theo bên mình một lọ thuốc điều trị hen suyễn để đề phòng bệnh bệnh xuất hiện bất ngờ.
Bệnh hen suyễn có di truyền không? Thì câu trả lời là CÓ nhưng không phải hoàn toàn 100%
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Bệnh hen suyễn gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Xuất hiện thở khò khè, tái phát nhiều lần.
- Ho nhiều về đêm và ho sau khi gắng sức thở, tức ngực.
- Ho khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông chó, mèo).
Những triệu chứng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc hen suyễn như corticosteroid, thuốc giãn phế quản,… Người bệnh nên khám bác sĩ để được đo hô hấp và điều trị tốt nhất.
- Khi được chẩn đoán và điều trị hen suyễn, cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc và thời gian tái khám để duy trì hiệu quả kiểm soát hen.
- Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số triệu chứng của cơn hen cấp và mức độ nghiêm trọng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phòng tránh bệnh hen suyễn cho người lớn và trẻ em
Sự phát triển của bệnh hen phế quản là do sự tương tác với môi trường và gen di truyền. Do đó cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai.
- Nên cho con bú sữa mẹ vì lợi ích sức khỏe chung của trẻ.
- Bổ sung vitamin cho mẹ và bé để tăng cường sức đề kháng.
Với người lớn, hạn chế tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, không hút thuốc. Không lạm dụng thuốc kháng sinh. Xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Phòng tránh hen suyễn là điều cần thiết đặc biệt là ở trẻ sơ sinh
Kết,
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh hen suyễn cũng như trả lời cho câu hỏi bệnh hen suyễn có di truyền không? Hy vọng với những thông tin này bạn đã có cách hiểu và phòng tránh bệnh hen suyễn tái phát cho người bệnh hiệu quả. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen suyễn cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.